Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XVI Mùa Thường Niên (Mt 13,24-30) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XVI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 13,24-30

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 20,1-17

Giai đoạn ở núi Sinai rất quyết liệt cảnh hùng vĩ chuẩn bị dân Do Thái cho điều sắp diễn ra bây giờ: một dân gặp Chúa, qua trung gian là Môsê, đi làm gạch nối giữa loài người và mầu nhiệm tàng ẩn của Thiên Chúa.

Cố gắng suy ngẫm những nét lớn quan yếu của tài liệu văn bản này, hơn là lấy lại từng điều một trong thập giới.

Ta là Thiên Chúa ngươi.

Không chỉ "Ta là Thiên Chúa”, mà Ta là Thiên Chúa ngươi”… Chúa tỏ mình như một thực thể liên kết với loài người. Người ta không biết Thiên Chúa “tự tại”, nhưng điều Người muốn là "cho chúng ta, giữa chúng ta". Đây là Thiên Chúa của một “giao ước”, là một bạn tình "Ta là Thiên Chúa

Ngươi”.

Đấng dẫn dắt người ra khỏi vùng Ai Cập, khỏi nhà nô lệ.

Đây là lý do sâu xa của thập giới, được xác quyết thành bảng khắc lề luật: "Ta đã giải thoát ngươi khỏi bị vong thân, khỏi cảnh nô lệ, không phải để ngươi, ngã lại vào đó". Mỗi một điều trong mười giới răn của Ta đều như phù tiêu dẫn dắt người cho khỏi rơi lại vào vòng nô lệ: “Những lời của Thiên Chúa đều giải phóng, trong tầm mức nội tâm còn hơn cả việc ra khỏi đất Ai Cập".

Mười giới răn: “Tôn kính Thiên Chúa... tôn trọng người…"

Ngày nay và lúc nào cũng thế, luôn có cám dỗ tách rời hai bản luật. Theo tính khí riêng người ta có thể núp ẩn trong một tình yêu Thiên Chúa thoát xác vì quên bỏ những hệ lụy

cụ thể mà tình yêu ấy hàm chứa, hay tìm ẩn mình trong một sự phục vụ tha nhân đầy hiếu động mà cắt đứt khỏi nguồn gốc đòi buộc phổ quát.

"Yêu mến Thiên Chúa. Yêu thương anh em". Hai giới răn

hợp nhất (Mt 22,39).

Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Đừng trạm trổ tượng gỗ. Ngươi hãy nhớ thánh hóa ngày Sa-bát.

Các bổn phận này đối với Chúa là giải phóng: không có “vật" chất nào đáng cho ta thờ lạy. Một mình Thiên Chúa siêu vượt tất cả. Một mình Thiên Chúa không hạ chúng ta xuống, khi chúng ta tuân phục Người…Mọi thứ còn lại đều bất xứng với con người. Vậy mà Hôm Nay chúng ta còn bị cám dỗ hiến mình cho các ngẫu tượng, gắn bó với những sự không đáng được như vậy mà đe dọa tha hóa chúng ta: tiền bạc, vui thú sung sướng, sắc đẹp, sức khỏe, đảng phái, ý riêng... những cái tự nó tốt đẹp, nhưng có thể trở thành những xiềng xích đáng sợ. "Ngươi không được thờ lạy các ngẫu thần ".

Ngươi hãy tôn kính cha mẹ. Ngươi chớ giết người, chớ phạm tội ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối hại anh em mình, chớ tham lam nhà của kẻ khác chớ ham muốn vợ của bạn hữu, và bất cứ vật gì của bạn hữu.

Thiên Chúa vào phe với loài người. Người muốn giải thoát chúng ta khỏi tính hung hăng, khỏi các bản năng ích kỷ của chúng ta. Người ta có thể nói đó là "chương trình chính trị". của Thiên Chúa, một chương trình rõ rệt và giản đơn. Hãy tưởng tượng xem nhân loại sẽ, tiến triển về phẩm giá và hạnh phúc biết bao, nếu chương trình này được tôn trọng... nếu chúng ta biết thực sự yêu chuộng tha nhân! Nhưng phải

chuyển dịch thành từ ngữ Hôm Nay, từ những phân tích về các hoàn cảnh nhân loại hiện thời. Hay chiến đấu cho những người già, cho các trẻ em không tự vệ... Hãy chống lại tính

dục lăng loàn, hãy xây chúng một cuộc sống hôn nhân và gia đình xứng với con người... hãy chiến đấu chống lại cảnh người bóc lột người, sống lại cái bất quân bình kinh tế... hãy chống lại những lời nói dối, những tuyên truyền sai lạc, các tâm lý bạo lực tập thể.

(Đó là tóm lược ý tưởng của con người).

Thập giới không là gì khác bản tóm lược các đòi buộc của mọi lương tâm nhân loại có những đàn ông đàn bà, không biết Tin Mừng, đã cố sống lý tưởng nhân bản này: ta có nhận biết rằng như thế là họ đã sống trong Giao ước với Thiên Chúa không?

Bài đọc II: Gr 3,14-17

Hỡi những người con phản loạn, hãy trở về đi, bởi vì Ta là chủ ngươi.

Ta sẽ nhặt lấy các ngươi, một từ thành này, hai từ gia đình nọ, và Ta sẽ đem các ngươi về lại Sion.

Ta đã cảm được bối cảnh lịch sử của cuộc lưu đày và sự phân ly mà Giêrêmia loan báo cuộc trở về của các kẻ bị lưu đày.

Đoàn tụ là điều mà nhân loại hằng mơ ước. Xum họp với nhau sau khi đã bị phân tán. Theo nghĩa này thì “Babel" là biểu tượng của sự phân ly, con người không thể sống chung được. Giêrusalem chúng ta sẽ thấy qua lời sấm này, là biểu tượng cho sự đoàn tụ toàn dân.

Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong muốn và chúng sẽ chăn dắt các ngươi theo sự khôn ngoan và hiểu biết.

Cần có những vị chỉ huy, những người chịu trách nhiệm: họ phải thông hiểu, nghĩa là có khả năng phân tích được tình hình cách đúng đắn, thực tế không ảo tưởng, không xa lạ.

Tôi cầu nguyện cho các trách nhiệm mà tôi đã lãnh nhận.

Tôi cầu nguyện cho các người có trách nhiệm về tôi.

Chớ gì lời cầu nguyện của tôi phát xuất từ đời sống thực tế. Các ngôn sứ không ngừng đưa tôi vào đó. Thiên Chúa không

ngừng đưa tôi vào đó.

Khi các ngươi sẽ sinh sôi nảy nở trong xứ sở. Sấm của Thiên Chúa, người ta sẽ không còn nói đến khám giao ước, sẽ chẳng có ai nghĩ đến nó, sẽ chẳng còn ai nhớ đến, sẽ chẳng còn ai tiếc nuối, sẽ không có ai làm lại cái khác nữa.

Khám giao ước là đồ thánh thiêng nhất: chỉ là một cái hòm bằng gỗ quý, trong đó có đựng “hai bia đá lề luật Môsê", biểu tượng minh nhiên nhất về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đền thờ. Năm 578, khám bị quân xâm lược Can-đê đốt cháy cùng với Đền thờ.

Vì thế Giêrêmia đã can đảm yêu cầu người ta không nên tiếc nuối và cũng không tìm cách để thay thế.

Thuở ấy người ta sẽ gọi Giêrusalem là ngai của Giavê.

Khám giao ước tiêu biểu một thứ tôn giáo cỡ xưa, vụ hình thức bên ngoài: sự hiện diện của Thiên Chúa, theo lời Giêrêmia, từ nay sẽ ở ngay giữa cộng đồng chúng ta đã nghe

câu nói bất hủ của Đức Giêsu: "Cứ phá hủy đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây lại... Người nói về đền thờ thân xác Người” (Ga 2,19-21).

Sự bất ổn đã làm Giêrusalem phải lung lay đến nỗi khám giao ước cũng biến mất là điều xảy ra cho mọi thời đại: Khi không còn một hình thức thờ phượng, một biểu lộ thiêng thánh.

Giáo hội Ngày Nay, thỉnh thoảng có cảm tưởng mất Đức tin, vì thấy thiếu vắng phối cảnh phụng vụ như ngày xưa. Cũng như vào thời của Giêrêmia, việc đánh giá sự hiện diện linh thiêng của Thiên Chúa không lệ thuộc vào một tục lệ nào dù là thánh thiêng và đáng kính nhất.

Và trong cuộc thi kiến tương này, ta đã được báo trước ngôn sứ Giêrêmia có vẻ như gợi lại là Giêrusalem (nghĩa là một thành mà người ta sống cộng đồng thực sự) sẽ là khám Giao ước, có Thiên Chúa hiện diện. Thiên Chúa không ở trong một húy vật nào. Người hiện diện nơi nào có sự liên hệ mật thiết giữa người với người. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết sống tình huynh đệ.

Hết thảy các dân tộc sẽ tụ họp về đó, nhân danh Đức Giavê, và chúng sẽ không còn ngoan cố theo lòng xấu xa của chúng.

Qua thị kiến cuộc đoàn tụ này thật to lớn biết bao. Không phải chỉ những người Israel bị lưu đày hiệp lại thành cộng đoàn, mà tất cả mọi dân tộc. Lạy Chúa, xin làm cho mọi người sống như anh em.

BÀI TIN MỪNG: Mt 13,18-23

Hôm nay, Đức Giêsu sắp cống hiến cho ta một lối giải thích theo nghĩa thiêng liêng, rất cần để hiểu các dụ ngôn. Người so sánh con người như bốn loại đất: cùng một hạt giống, cùng một Lời Chúa, mà mang lại kết quả ít nhiều khác nhau tùy theo mỗi cá nhân chúng ta đáp lại.

1. Kẻ nghe lời rao giảng về Nước Trời mà không hiểu.

Những lời cụ thể của Tin Mừng được nghe, được đọc, nhưng vẫn còn như một "bài đọc thông thường”.

Tin Mừng là một lối sống động Tác giả Tin Mừng, Đấng đã nói ở đó hôm nay vẫn sống động… Người đang ngỏ lời với tôi. Do đó, Tin Mừng không hẳn là một tập ghi lại những quan niệm hay tư tưởng đẹp, đó là “cuộc gặp gỡ với một ai đó”. Mỗi khi suy niệm tin Mừng câu hỏi được đặt ra là: Lạy Chúa, đoạn Tin Mừng này giúp con khám phá được gì về Chúa?

2. Kẻ nghe lời rao giảng và liền vui vẻ đón nhận, nhưng họ không để cho lời ấy đâm rễ trong lòng. Họ là kẻ nông nổi nhất thời. Khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời Chúa, thì liền bỏ cuộc.

Một số người bắt đầu suy niệm với tất cả nhiệt tình. Thực vậy mới khởi sự, ta có thể gặp được nhiều an ủi trong lúc cầu nguyện.

Nhưng cần phải kiên trì. Tin theo Thiên Chúa khi gặp hứng thú, thoải mái, chưa đủ…nhưng cần phải bền vững trong những lúc thử thách, trong cảnh tối tăm.

Ta chỉ có thể đạt được một sự hiểu biết sâu xa về Thiên Chúa, nhờ tiếp xúc với Tin Mừng một cách liên tục dài lâu và không mỏi mệt: đọc đi đọc lại, cứ suy đi ngẫm lại.

Qua câu trên, Đức Giêsu tự tỏ lộ cho ta như một người kiên trì. Người không hài lòng trước những nhiệt tình chóng qua của ta. Người mong chờ ta luôn trung thành.

3. Kẻ nghe nhưng lòng những lo lắng sự đời, và bị của cải mê hoặc, khiến lời Chúa phải chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả gì.

Cần phải biết chọn lựa. "Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24).

Khám phá Thiên Chúa là một cuộc mạo hiểm, kỳ diệu, đoài ta phải dấn thân trọn vẹn, những lo lắng trần gian, ham thích vui thú, ước muốn giàu sang…có thể bóp nghẹt lời Chúa ta được Chúa cảnh giác kỹ lưỡng. Và ta cũng thường có kinh nghiệm về điều đó.

Về của cải, Đức Giêsu đã có những lời soi sáng: Người nói đến "sự phù ảo của của cải”… “ tính lừa dối của của cải”...của cải là một bạn giả dối, hứa hẹn nhiều và cũng làm người ta thất vọng nhiều.

4. Kẻ nghe lời và sinh hoa, kết quả, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.

Đức Giêsu đã báo trước cho ta: Mùa màng thật tuyệt vời…Những lúc gieo hạt rất khó khăn. Người ta phải vất vả khổ cực mới có mùa thu hoạch tốt. Những nông dân xứ Palestine đều biết rõ điều đó.

Nước Thiên Chúa cũng giống như thế.

Đó là một lời mời gọi sống hy vọng và lạc quan: chỉ một hạt lúa nhỏ bé, có thể phát sinh hàng trăm hạt lúa khác.

Đó cũng là lời mời gọi phải làm việc và cầu nguyện: điều đó tùy thuộc mỗi chúng ta.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Giải nghĩa ngụ ngôn người gieo giống.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Qua bài Tin-Mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy mục đích của dụ ngôn:

- Không nhằm vào người gieo giống, vì Chúa Giê-su là ngôi lời Thiên-Chúa, là Đấng phản ảnh Chúa Cha một cách trung thực tuyệt vời.

- Cũng không nói về hạt giống phải chọn lựa làm sao, chuẩn bị thế nào. Vì đây là lời Thiên-Chúa tinh tuyền mọi đàng, lại có sức mạnh nội tại vô địch, không cần phải nhắc đến.

- Chúa chỉ muốn nhấn mạnh đến thính giả, phải có tâm trạng nào khi đón nhận lời giảng, để lời giảng được sinh hiệu quả.

Qua nhận thức trên đây, chúng ta rút ra được kết luận rằng:

- Người làm việc Tông Đồ truyền giáo, đi rao giảng Tin-Mừng, cần phải nỗ lực luôn mãi, để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô, và nhờ đó lời giảng của mình có thế giá và sinh hiệu quả cho người nghe.

- Chân lý của Chúa (hạt giống) đã hoàn hảo, trọn vẹn và đầy tiềm năng. Người Tông Đồ có trách nhiệm phải đón nhận cách đầy đủ bằng cách nỗ lực tìm hiểu, cảm nghiệm và sống, để nhờ đó truyền đạt cho người khác cách trung thực.

- Người rao giảng Tin-Mừng phải biết chuẩn bị cho người nghe có những tâm trạng thích hợp và xứng đáng để đón nghe lời giảng cách hiệu quả.

2. Chúa xếp thính giả vào bốn hạng người theo những tâm trạng khác nhau. Bốn hạng người này thì có ba hạng người làm cho lời Chúa thất bại, và chỉ có một hạng người để lời Chúa được thành công.

- Ba hạng người làm cho lời Chúa thất bại vì những lý do khác nhau:

- Hạng đường đi: lý do khách quan, vì do ma quỷ đến cướp đi bằng cách quyến rũ người ta chạy theo bằng các thú vui xác thịt, những vẻ đẹp của văn minh hưởng thụ, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho người ta trở nên chai đá đối với những thực tại siêu nhiên.

- Hạng đá sỏi: lý do chủ quan, đó là những người nông nổi, bồng bột, nhất thời, cho nên thiếu kiên nhẫn. Khi nghe lời giảng thì thích thú (bén rễ) và có khi đưa ra những quyết định canh tân rất là vĩ đại. Nhưng họ chỉ sốt sắng thao tình cảm nhất thời, nên khi gặp khó khăn là bỏ cuộc, chán nản; lòng mến Chúa của họ dễ tan biến như sương buổi sáng, như nắng về chiều.

- Hạng bụi gai: lý do chủ quan, vì sau khi nghe lời Chúa, người ta lại lo lắng việc đời: như lo ăn, lo làm, lo giải trí, xã giao … và những ham mê sự đời như vật chất, danh vọng, địa vị và thú vui xác thịt …khiến cho lời Chúa bị chết ngạt.

Mỗi người chúng ta tự xét nghiệm bản thân, xem mình đang ở trong hạng người nào trong việc nghe giảng dạy và học hỏi lời Chúa trong cuộc sống đạo hằng ngày.

- Hạng đất tốt: thành công vì hạt được một trăm, hạt sáu mươi và hạt ba mươi. Đây là những người nhiệt thành nghe lời Chúa và nỗ lực cách kiên trì trong việc thực hiện tìm hiểu và đem ra thực hành để thánh hóa bản thân.

Lời Chúa được gieo vào lòng tín hữu tốt, sẽ tùy ơn kêu gọi của từng người và thiện chí mà đem lại những kết quả khác nhau: một trăm, sáu mươi, ba mươi …

Vấn đề nghe giảng, nghe lời Chúa không phải là để hiểu, để biết và để nhớ, nhưng là để thực hiện trong đời sống và để biến đổi đời sống nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.